fbpx
Skip to content Skip to sidebar Skip to footer

Cập Nhật Bitcoin: Nhảy Múa Quanh Ngưỡng $10.000, Căng Thẳng Ở Mỹ & Sự Mất Giá Của Nhân Dân Tệ

Sau nhiều tuần chờ đợi, Bitcoin chính thức vượt qua mốc 10.000 USD. Đồng tiền điện tử chủ đạo này đã chạm mức cao thứ hai của quý là 10.200 USD vào ngày 01 tháng 6, mức giá chưa từng được vượt qua kể từ vụ sụp đổ của thị trường tiền điện tử ngày 12 tháng 3, khiến giá Bitcoin giảm xuống dưới 4.000 USD. Lần cuối cùng Bitcoin lấy lại mức 10.000 USD là vào ngày 7 tháng 5, nhưng nó đã không giữ được và giảm xuống lãnh thổ 8.500 USD vài ngày sau đó. Vẫn còn phải xem liệu Bitcoin có thể duy trì mức giá mới này hay không – nó đang giao dịch ở mức 10.100 USD tại thời điểm viết bài. Để thị trường phản ánh một dấu hiệu rõ ràng về sự ổn định giá ở phạm vi 10.000 USD, Bitcoin sẽ cần phải đạt được mức cao hơn 10.500 USD.

Forbes đã trích dẫn số liệu thống kê của công ty nghiên cứu và phân tích Skew, chỉ ra rằng một trong những yếu tố góp phần vào sự tăng trưởng giá là do sự gia tăng các giao dịch tương lai Bitcoin. Trong 24 giờ qua, các sàn giao dịch cung cấp các hợp đồng tương lai Bitcoin như OKEx, Huobi và Binance đã tương ứng ghi nhận 4,67 tỷ, 3,97 tỷ và 3,47 tỷ USD khối lượng giao dịch. Giao dịch giao ngay cho Bitcoin trên nhiều sàn giao dịch lên tới hơn 2 tỷ USD, theo như công bố của Bitwise.

Mặc dù không có mối tương quan chính xác giữa sự phát triển chính trị xã hội toàn cầu và giá Bitcoin, nhưng điều đáng chú ý là việc tăng giá trùng với tình trạng bất ổn đang lan rộng ở Mỹ, nơi các cuộc biểu tình rầm rộ xuất hiện ở nhiều thành phố, nhằm phản đối sự tàn bạo chống lại hệ thống Người Mỹ gốc Phi của cảnh sát nước này. Vụ sát hại George Floyd bởi các sĩ quan cảnh sát ở Minneapolis đã gây ra sự phẫn nộ trong cộng đồng người da đen trên một số thành phố với quy mô chưa từng được có trong nhiều thập kỷ.

Xem xét vai trò của tiền điện tử và Bitcoin trong thời điểm bất ổn vào năm 2019, biến động xã hội và sự thiếu khả năng tiếp cận với các loại tiền tệ vật lý đã khiến một số người biểu tình chấp nhận quyên góp hoặc các khoản hỗ trợ bằng Bitcoin và các nhà đầu tư đã đa dạng hóa danh mục đầu tư của họ bằng cách mạo hiểm bước vào thị trường tiền điện tử. Phần lớn các nhà đầu tư bán lẻ ở Mỹ có thể chưa sẵn sàng đầu tư vào tiền điện tử, nhưng Bitcoin vẫn là một lựa chọn đầu tư khả thi với việc nó được ví như vàng kỹ thuật số trong những tháng gần đây, đặc biệt là trong bối cảnh bất ổn kinh tế trong năm nay. Chưa rõ sự phẫn nộ sẽ tiếp diễn trong bao lâu và điều này có ý nghĩa gì đối với nền kinh tế Mỹ khi tình hình leo thang.

Bên ngoài Hoa Kỳ, các nhà phân tích khác đang theo dõi mối lo ngại ngày gia tăng về cuộc chiến tiền tệ Mỹ-Trung khi căng thẳng leo thang với việc Mỹ cáo buộc Trung Quốc thao túng tỷ giá tiền tệ. Đồng Nhân dân tệ đã mất giá 3% kể từ tháng 3 và chạm mức thấp nhất 12 năm là 7,1965 Nhân dân tệ đổi lấy 1 USD khi nền kinh tế trong nước trì trệ, tỷ giá được điều chỉnh lên 7,1316 sau khi Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) can thiệp.

Với đồng nhân dân tệ Trung Quốc yếu đi, chiến lược gia cao cấp của công ty FXCoin đến từ Nhật Bản, Yasuo Matsuda, nói với CoinTelegraph rằng ông dự đoán điều này sẽ khiến nhiều nhà đầu tư hướng tới Bitcoin hơn mặc dù không có mối tương quan trực tiếp giữa giá Nhân dân tệ và Bitcoin.

“Việc này khuyến khích người dân ở Trung Quốc chuyển tài sản của họ ra nước ngoài vì giá trị tài sản giảm đi khi so với đồng đô la. Điều này gây ra sự mất giá hơn nữa của đồng nhân dân tệ. Tuy nhiên, do quy định về thoái vốn của Trung Quốc rất nghiêm ngặt, một số người coi Bitcoin là lối thoát. Đó là lý do tại sao BTC hoạt động như một tài sản an toàn để tháo chạy”, Matsuda chia sẻ.

Hơn nữa, sự mất giá của đồng nhân dân tệ, nếu đủ nghiêm trọng, có thể dẫn đến hiệu ứng domino cho các loại tiền tệ khác, ví dụ như đồng Won của Hàn Quốc. Thời báo Korea đưa tin rằng cuộc xung đột tiền tệ có khả năng gây thảm họa cho nền kinh tế Hàn Quốc, đặc biệt là vì đồng Won có xu hướng di chuyển cùng hướng với đồng Nhân dân tệ.

Khí hậu kinh tế cũng trở nên trầm trọng hơn khi Trung Quốc ban hành Luật An ninh Quốc gia cho Hồng Kông, dẫn đến các cuộc biểu tình vào cuối tuần và hôm nay. Trung tâm cửa ngõ thương mại quốc tế của Trung Quốc, nền kinh tế Hồng Kông đã bị bế tắc do những cú đánh liên tiếp và tàn khốc; đầu tiên với các cuộc biểu tình rầm rộ kéo dài gần nửa năm vào năm 2019 và sau đó là sự bùng phát của đại dịch COVID-19. Bây giờ áp lực từ các vấn đề y tế đang giảm bớt, chính phủ, doanh nghiệp và cá nhân đang di chuyển trở lại, nhưng có lẽ tình hình không khá khẩm hơn.

Chúng ta có thể hy vọng mọi việc sẽ rõ ràng hơn trong hai tuần tới khi cảnh quan xã hội và chính trị của bá chủ thế giới Hoa Kỳ và siêu cường mới nổi Trung Quốc biến động.

Bạn đọc có thể quan tâm: Tổng Quan Về Kinh Tế Thế Giới Và Tài Sản Kỹ Thuật Số

Leave a comment

About NewsFirstLine

NewsFirstLine is a global leading blockchain & crypto news provider, covering daily news focused on trading and investment developments in bitcoin and crypto. We bring you expansive crypto news coverage around the world. We offer many thought leadership opinions from blockchain experts and leaders of the industry.

Subscribe to SCN

© Copyright of Novum Global Consultancy Pte Ltd {2020-2023}. All rights reserved.

Contact Us   |   T&Cs   |   Privacy Policy   |   About Us

About NewsFirstLine

NewsFirstLine is a global leading blockchain and crypto news provider, covering daily news on the latest tech and trading developments in blockchain, crypto, Web3, fintech and technology.

Follow Us On

© Copyright of Novum Global Consultancy Pte Ltd {2020, 2021}. All rights reserved.

Contact Us   |   T&Cs   |   Privacy Policy   |   About Us