fbpx
Skip to content Skip to sidebar Skip to footer

Bitcoin Mang Đến Sự Tự Do, Thoát Khỏi Kìm Kẹp Của Hệ Thống Quản Lý Tài Chính Gian Dối

Tác giả: Inbar Preiss

Ngày 28/12/2018, Tạp chí Time đã đăng tải một bài viết có tiêu đề “Tại sao Bitcoin có ý nghĩa quan trọng đối với sự tự do”. Bài viết minh họa sự đóng góp tối quan trọng của Bitcoin trong việc giảm thiểu hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính tại Venezuela.

Trong bối cảnh siêu lạm phát, di cư hàng loạt, nạn đói lan rộng và khủng hoảng tài chính lớn nhất từ trước đến nay, người dân Venezuela đã chuyển sang Bitcoin để tìm kiếm sự tự do về tài chính.

Bài báo được viết bởi Alex Gladstein, giám đốc chiến lược của Tổ chức Nhân quyền. Sự xuất hiện của Bitcoin trên một tạp chí nổi tiếng với một lý do tích cực là niềm tự hào cho những người đam mê Bitcoin. Gladstein đưa ra trường hợp điển hình của Venezuela để chứng minh rằng, Bitcoin mang lại sự tự do cho toàn xã hội, không chỉ riêng những người bị lâm vào cuộc khủng hoảng chuyên chế.

“Tự do” được hiểu như thế nào?

Ở đây tôi đề cập đến “phương Tây”, biểu tượng của nền văn hóa xã hội được phát triển từ thời châu Âu cổ đại, ngày nay đã trở thành nền dân chủ tư bản. Về mặt chính trị, phương Tây có xu hướng đánh đồng sự tự do với nền dân chủ. Tư duy phương Tây tôn vinh lý tưởng dân chủ và gạt bỏ mọi hình thức quản trị khác. Do vậy rất dễ đánh giá các vấn đề bằng “bản ngã” để “chỉ tay vào người khác”.

Nếu đánh giá nền dân chủ như một biểu hiện thực tế thay vì một lý tưởng trừu tượng, liệu có thực sự tự do hay không khi thiểu số bị buộc phải chịu đựng? Có tự do hay không khi nền dân chủ chỉ cung cấp cho bạn một số ít các lựa chọn cơ bản? Có tự do hay không khi phát triển các công nghệ thông minh để theo dõi mọi động thái của bạn?

Sự tự do mà Bitcoin mang lại là gì? Bitcoin cho phép sự độc lập với tư cách cá nhân – bạn là một tác nhân tự trị không bị hạn chế bởi chính phủ, ngân hàng, hoặc bất cứ hệ thống chính trị nào. Gladstein nhấn mạnh: “việc kiểm duyệt của chính phủ là không thể, vì Bitcoin không được chuyển qua ngân hàng hoặc bên thứ ba, thay vào đó được chuyển vào ví trên điện thoại của bạn theo phương thức ngang hàng”.

Bitcoin dựa trên sự đồng thuận lẫn nhau, sự tự do mà nó cung cấp là vô cùng quan trọng và có thể áp dụng trên toàn thế giới.

Bitcoin cho phép chúng ta tin tưởng hơn vào một môi trường toàn cầu vốn không đáng tin cậy, mang đến sự minh bạch, bất biến, phân cấp quyền lực và là một mạng lưới ngang hàng không thể phá vỡ. Tất cả tạo nên một hệ thống tiền điện tử triệt để và chưa từng có trong lịch sử.

Điểm yếu của phương Tây

Báo Time nhấn mạnh những rắc rối nghiêm trọng mà người dân Venezuela đang phải đối mặt, và dường như có sự đối lập tự nhiên giữa hệ thống gian lận được đặt ra tại đất nước này với chủ nghĩa tư bản dân chủ. (Nhắc lại: ý tưởng của chúng tôi về quyền con người dựa trên các tiêu chuẩn phương Tây).

Từ những khó khăn của Venezuela, có thể lập luận rằng hệ thống phương Tây có những vấn đề nguy hiểm của riêng mình. Tuy nhiên không có nghĩa là những vấn đề được mô tả ở đây chỉ tồn tại ở phương Tây, chúng là kết quả của các hệ thống tư bản phương Tây được áp dụng trên toàn thế giới.

Chuyên gia Bitcoin Andreas Antonopoulos đề cập đến hệ thống tài chính với tên gọi là “các-ten ngân hàng”, được hợp thành từ những người và những công ty có thể thoát khỏi các tội danh lớn bởi họ sở hữu các phương tiện truyền thông, các chính trị gia và các nhà quản lý. Điển hình có thể thấy qua vụ việc chỉ có một nhân viên ngân hàng duy nhất bị bỏ tù để chịu trách nhiệm cho vụ sụp đổ tài chính năm 2008, trong khi đó 10 triệu người Mỹ bị mất nhà cửa và 5,5 triệu người mất việc làm.

Hệ thống tài chính dựa trên tài sản cho vay và gian lận. Ngân Hàng Dự Trữ Một Phần về cơ bản cho phép các ngân hàng cho vay những khoản tiền không tồn tại. Tuy nhiên, “các chủ ngân hàng được bảo vệ pháp lý tuyệt đối để thực hiện các hành vi gian lận /bất hợp pháp đối với các khoản chi phí trực tiếp của các công dân tuân thủ pháp luật của xã hội đó”, theo ZeroHedge. Trong khi đó, nợ toàn cầu đã lên tới 250 nghìn tỷ đô la trong năm nay và vẫn đang tiếp tục tăng lên.

Nực cười là chẳng ai thèm quan tâm cả. Dưới hệ thống này, mọi người vẫn có thể tiếp tục cuộc sống bình thường của họ mỗi ngày, trong khi ai đó ngoài kia đang kiếm bộn tiền một cách gian dối. Chỉ cho đến khi hệ thống bị phá vỡ, mọi người mới phải trả giá.

Bitcoin quan trong đối với sự tự do… nhưng ở đằng kia, không phải ở đây

Gladstein viết: “đối với những người sống dưới hệ thống chính phủ chuyên chế, Bitcoin có thể là một công cụ tài chính có giá trị như một phương tiện trao đổi chống kiểm duyệt”, đây là điều vô cùng quan trọng. Nhưng nếu chỉ “chỉ tay” vào các quốc gia bị thất bại ở phía bên kia của thế giới trong khi bỏ qua tiềm năng lớn của Bitcoin để giải quyết các vấn đề của chúng ta có lẽ là điều thiển cận.

Venezuela đang ở trong bối cảnh của cuộc khủng hoảng nhân đạo, chính trị và kinh tế tồi tệ nhất từ trước đến nay. Bitcoin cung cấp cho nạn nhân giải pháp để giải quyết các vấn đề, giảm đến 56% chi phí chuyển khoản ngân hàng và hạn chế việc các ngân hàng chặn truy cập quốc tế vào tài khoản của họ. Bài báo của Gladstein cũng đề cập thêm về tầm quan trọng của tiền điện tử ở Zimbabwe, Nga và Trung Quốc vì nó có thể thoát khỏi móng vuốt của các nhà lãnh đạo.

Không kém phần quan trọng, nó còn giúp mọi người đấu tranh chống lại sự bất công ở tất cả các quốc gia này, đồng thời là một công cụ mạnh mẽ và hiệu quả để chống lại sự bất công ở phương Tây. Ví dụ, Bitcoin có thể là nơi trú ẩn nếu cơn bão sụp đổ tài chính xảy ra. Trong khi cuộc khủng hoảng năm 2008 là do bong bóng thị trường nhà đất gây ra, thì ngày nay cuộc khủng hoảng cho vay sinh viên đang báo trước một sự sụp đổ tiếp theo.

Nhưng hy vọng rằng, nếu cuộc khủng hoảng tiếp theo xảy ra, nền kinh tế kỹ thuật số đã sẵn sàng để có thể thay thế. Richard Olsen, người sáng lập nền tảng thị trường toàn cầu Lykke cho biết:

“Một khi thời điểm đến, một cuộc khủng hoảng tài chính tiếp theo xảy ra, thế giới mới sẽ sẵn sàng. Chúng ta sẽ có thể chạy trốn khỏi hệ thống truyền thống và di chuyển đến một nơi trú ẩn kỹ thuật số an toàn”.

Vâng, Bitcoin chắc chắn có thể giúp người dân ở các quốc gia như Venezuela đạt được một mức độ tự do nào đó. Nhưng chúng ta cũng đừng quên tầm quan trọng của nó ở những nơi như Mỹ và Châu Âu, nơi tham nhũng được che đậy bởi rất nhiều tầng lớp quan liêu. “Tiềm năng giải phóng” mà Gladstein đề cập đến có thể áp dụng cho mọi xã hội đang chịu sự tham nhũng.

Điều này được mô tả chính xác trong một Tweet gần đây của nhà thiết kế phần mềm và nhà sử học tiền điện tử vô chính phủ Oleg Andreev:

Những chỉ trích gay gắt nhất đối với tiền điện tử

Bitcoin dễ dàng bị bác bỏ bởi những người có một cuộc sống tốt. Trong một cuộc phỏng vấn trên podcast với chủ đề “Bitcoin đã làm gì”, Gladstein cho biết:

“Rất nhiều ý kiến bác bỏ, chỉ trích và tấn công vào Bitcoin đến từ những người giàu có và có đủ khả năng cho một hệ thống tài chính ổn định”.

Ý kiến rất hay. Đúng là bitcoin và các loại tiền điện tử khác được đón nhận khó khăn hơn ở các quốc gia phát triển, nơi mà một công dân bình thường không cần phải lo lắng quá nhiều về “chiếc bánh mì trên bàn ăn”, và hy vọng quyền biểu quyết của họ sẽ đem đến một nhà lãnh đạo tốt hơn trong các cuộc bầu cử tiếp theo. Mọi người nhanh chóng hoài nghi về các loại tiền ẩn danh: nó có thể được sử dụng để mua bán trao đổi trong các mạng lưới ngầm, tài trợ khủng bố, và là phương tiện rửa tiền cho các nhóm xã hội đen buôn bán ma túy tại địa phương. Từ đó đẫn đến các vấn về pháp lý.

Việc đẩy mạnh các quy định pháp lý thể hiện rõ sự khao khát của chính phủ trong việc duy trì quyền kiểm soát và củng cố quyền lực. Tương tự đối với việc thúc đẩy xã hội không tiền mặt, các giao dịch điện tử dễ theo dõi hơn là tiền mặt. Dữ liệu về chúng ta được thu thập ở mọi nơi – sinh trắc học được thu thập bất cứ đâu (trên điện thoại của chúng ta, hoặc ở các cơ quan nhà nước), cuộc sống của chúng ta luôn được theo dõi và ghi lại.

Một chế độ chuyên chế có thể xảy ra ở một quốc gia phương Tây không? Nếu dành một chút thời gian để suy ngẫm, chúng ta có thể đi đến kết luận đáng sợ rằng chúng ta không hề ở xa nó – tất cả các công cụ kiểm soát toàn trị đều có sẵn, cùng với vô số những nhiều điều đáng sợ khác. Mấu chốt là – chúng ta sẽ cần đến Bitcoin nhiều như người dân Venezuela. Điều mà Gladstein đề cập đến đang hiện diện ở khắp mọi nơi.

Có lẽ nào phải cần đến một cuộc khủng hoảng tài chính khác thì chúng ta mới nhận ra nó?

Bitcoin là giải pháp cho tất cả

Nhà văn và nhà kinh tế học Nassim Nicholas Taleb, người Gladstein dẫn lời trong bài báo của ông nói rằng:

“Sự tồn tại của [Bitcoin] giống như một chính sách đảm bảo, qua đó nhắc nhở chính phủ các nước rằng đối tượng được thành lập cuối cùng có thể kiểm soát, cụ thể là tiền tệ, không còn là độc quyền của họ. Điều này mang lại cho chúng ta, những đám đông, một chính sách đảm bảo để chống lại tương lai Orwellian ”.

Tương lai Orwellian (thuật ngữ được đặt theo tiểu thuyết “1984”, miêu tả một xã hội bị áp bức dưới chính quyền độc tài toàn trị) đang tiến vào hiện tại, thậm chí bà của bạn cũng có thể nói với bạn điều đó. Khía cạnh này của Bitcoin theo như Taleb mô tả cũng quan trọng không kém trong tất cả các xã hội còn thiếu sót. Sự quanh co của các hệ thống phương Tây còn có thể được che giấu, nhưng sự tham nhũng hiện diện rất rõ ràng. Khủng hoảng Venezuela đã mang đến một bài học rằng chúng ta phải làm tất cả những gì có thể để bảo vệ sự tự do của mình.

Bitcoin có thể là một công cụ biểu tình và phản kháng bất bạo động, một công cụ trao đổi hòa bình và khoan dung. Vai trò của Bitcoin có thể khác nhau ở mỗi nền văn hóa xã hội, nhưng tiềm năng của nó là như nhau.

Gladstein kết thúc bài viết của mình:

“Hơn 50% dân số thế giới đang sống dưới chế độ độc tài chuyên chế. Nếu chúng ta đầu tư thời gian và nguồn lực để phát triển ví thân thiện với người dùng, trao đổi nhiều hơn và cung cấp các tài liệu giáo dục tốt hơn về Bitcoin, sẽ có khả năng tạo ra sự khác biệt thực sự cho 4 tỷ người trên thế giới, những người không tin vào hệ thống cai trị hoặc những người không thể truy cập vào hệ thống ngân hàng. Đối với họ, Bitcoin có thể là một lối thoát”.

50% còn lại của thế giới đang sống dưới chế độ dân chủ tư bản, nơi tất cả mọi người (trừ tầng lớp quyền lực) đều bị lợi dụng. Chúng ta cần đầu tư tốt hơn vào cơ sở hạ tầng Bitcoin cho 3,7 tỷ người còn lại không thể tin tưởng vào hệ thống cai trị và bị quản lý bởi hệ thống ngân hàng. Đối với tất cả mọi người, Bitcoin là một lối thoát.

Vậy Bitcoin có quan trọng đối với sự tự do hay không? Có, quan trọng ở tất cả mọi nơi.

Leave a comment

About NewsFirstLine

NewsFirstLine is a global leading blockchain & crypto news provider, covering daily news focused on trading and investment developments in bitcoin and crypto. We bring you expansive crypto news coverage around the world. We offer many thought leadership opinions from blockchain experts and leaders of the industry.

Subscribe to SCN

© Copyright of Novum Global Consultancy Pte Ltd {2020-2023}. All rights reserved.

Contact Us   |   T&Cs   |   Privacy Policy   |   About Us

About NewsFirstLine

NewsFirstLine is a global leading blockchain and crypto news provider, covering daily news on the latest tech and trading developments in blockchain, crypto, Web3, fintech and technology.

Follow Us On

© Copyright of Novum Global Consultancy Pte Ltd {2020, 2021}. All rights reserved.

Contact Us   |   T&Cs   |   Privacy Policy   |   About Us