Lừa đảo công nghệ đang là vấn đề gây nhức nhối trong suốt quãng thời gian gần đây, tội phạm mạng ngày càng nghĩ ra các chiêu trò tinh vi hơn để lôi kéo người dùng. Như NewsFirstLine đã đưa tin trước đó, các nhóm lừa đảo đã không ngần ngại lợi dụng danh tiếng của những người nổi tiếng và có uy tín trên thế giới, ngay cả cựu tổng thống Mỹ Barack Obama cũng bị chúng lôi vào kế hoạch của mình.
Việt Nam vốn là một đất nước hòa bình, an toàn, và mới bắt đầu vào thời kỳ hội nhập. Nhưng nếu nghĩ rằng chúng ta nằm ngoài vòng xoáy của các vụ lừa đảo trên thì bạn đã lầm! CryptoStake, một trang web tiền điện tử với mác “doanh nghiệp công nghệ”, đã lợi dụng uy tín của Cardano (ADA), một dự án tiền điện tử lớn trong ngành Crypto, để lừa đảo hàng trăm tỷ của cộng đồng tiền điện tử Việt Nam.
Cardano (ADA) là gì? Hãy cùng NewsFirstLine tìm hiểu rõ hơn về đồng tiền này.
Dự án Cardano được khởi xướng vào năm 2015 bởi Công ty Hồng Kông IOHK. Charles Hoskinson, nhà đồng sáng lập của cả Ethereum và BitShares cũng là CEO của IOHK.
Ý tưởng của Cardano là xây dựng một nền tảng Blockchain vượt trội, khắc phục những nhược điểm của các Blockchains cũ như Bitcoin, Ethereum và các coin khác trên thị trường hiện tại. Mục đích hướng tới thực hiện các giao dịch rẻ hơn, nhanh hơn với số lượng nhiều hơn.
ADA là đồng tiền điện tử chính thức của mạng lưới Blockchain Cardano, được phát hành ra thị trường vào cuối năm 2017 với đơn vị nhỏ nhất là lovelace (1 ADA = 105 lovelace) và tuân theo thuật toán bằng chứng cổ phần (Proof of stake). Hiện tại, các nhà giao dịch có thể mua và bán Cardano tại một trong nhiều sàn giao dịch mã hóa có sẵn trực tuyến.
ADA đang đạt được đà tăng trưởng vô cùng mạnh mẽ. Theo SCN30 Index, ADA xếp top 5 trong số các Coin có hiệu suất giao dịch tốt nhất trên thị trường.
Như vậy, Cardano (ADA) là một dự án tiền điện tử hoàn toàn minh bạch và không phải lừa đảo.
Đọc thêm: Bạn có đang cân nhắc ADA của Cardano?
CryptoStake đã lợi dụng danh tiếng của Cardano như thế nào?
Nguồn ảnh: Tiền Phong
Như đã đề cập phía trên, Cardano hoạt động theo cơ chế Proof of stake, một hình thức hiện đang được rất nhiều nhóm lừa đảo lợi dụng, nhắm vào những người thiếu hiểu biết và tham lãi cao.
Với tên gọi “CLB Hành trình triệu đô”, tổ chức này đã ra sức lôi kéo các con mồi cùng lời hứa hẹn về mức lợi nhuận 5%/ngày cho đến khi nhà đầu tư thu được mức lợi nhuận 150%. Nhà đầu tư sẽ được nhận đủ lợi nhuận trong vòng 300 ngày và được trả bằng đồng ADA.
Một dự án quá tốt để trở thành sự thật! Và quả đúng như vậy, nó quá tốt đến nỗi khó có thể trở thành sự thật!
Anh P.T.H, một nạn nhân bị mắc vào bẫy lừa đảo này cho biết: “chúng tôi được Nguyễn Văn Khánh, Chủ tịch CLB cam kết, dự án sử dụng công nghệ tiên tiến nên không bao giờ sợ mất và thua lỗ. Khánh còn khoe đã giúp được hàng nghìn người kiếm được số tiền triệu USD từ đồng ADA nên nhiều người cũng tin tưởng. Ngoài mức lợi nhuận trên, nếu giới thiệu thêm người tham gia, nhà đầu tư có thể hưởng thêm từ 1-5 % hoa hồng từ dự án tương ứng từ F1-F5”, trích báo Tiền Phong.
Chỉ trong vòng 10 ngày, H đã chi khoảng 5.500 USD để mua hơn 110.000 đồng ADA (với giá 0,0483 USD/ADA). Tuy nhiên, khi hàng loạt nhà đầu tư xuống tiền, nhóm Hành trình triệu đô của Nguyễn Văn Khánh bắt đầu sử dụng đủ các chiêu trò.
“Ngày 26/5, CLB trả lãi lần đầu theo đúng cam kết 5%. Nhưng một ngày sau, Khánh đưa ra lý do đồng ADA thay đổi chính sách nên chỉ trả lãi còn 1%; 4% còn lại, Khánh quy ra một đồng tiền khác chưa có giá trị được giới thiệu là đồng FlasToken (FTC)”, anh H cho hay.
Gần 1 tháng sau, khi đồng Cardano ở trên sàn giao dịch tiền điện tử quốc tế liên tục tăng giá gấp 2,5 lần, các nhà đầu tư bắt đầu nghĩ về việc hái được lợi nhuận. Nhưng đúng lúc này, trên trang web https://cryptostake.org bỗng đăng dòng thông báo: “Hệ thống bảo trì từ ngày 22/6 đến ngày 2/7 nên sẽ không trả lãi. Khi xử lý xong, sẽ tiếp tục chi trả”.
“Hàng trăm tỷ đồng của nhà đầu tư bỏ tiền vào trang web này để mua đồng ADA đều không rút ra được. Chúng tôi gọi điện cho Nguyễn Văn Khánh và ban lãnh đạo CLB thì không bắt máy. Còn một số thành viên trong CLB trước đây làm môi giới giờ phủi trách nhiệm nói không biết, không liên quan.
Đến ngày 21/7, trang web https://cryptostake.org không còn truy cập được nữa!
Lời Kết
Trong những năm vừa qua, tội phạm công nghệ ở nước ta đã gia tăng ở mức báo động. Làm giàu là ước mơ chính đáng không chỉ của riêng ai, nhưng sự liều lĩnh phải đi cùng với vốn kiến thức, nếu không sẽ trở thành một canh bạc đầy rủi ro. Sự tiến bộ của khoa học công nghệ đem đến vô vàn tiện ích, nhưng kéo theo đó là những hệ lụy khôn lường. Sau một miếng mồi ngon luôn luôn là cạm bẫy, có mang nó về được hay không phụ thuộc vào bản lĩnh và sự tỉnh táo của các nhà đầu tư!
Bạn đọc có thể quan tâm: Cảnh Giác: Đầu Tư Wefinex Có Thực Sự Dễ Dàng Đến Thế?